Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

'Chiêu' hóa giải bạo lực học đường

 Trường học, trung tâm giáo dục có nhiều mô hình ngăn bạo lực học đường và đều nhấn mạnh phải tăng cường kết nối với học sinh để đồng cảm với các em.

Cho rằng cần sẵn sàng đề phòng với bạo lực học đường chứ không phải sự việc xảy ra mới tìm cách giải quyết, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP HCM, chia sẻ hai mô hình phòng chống bạo lực học đường mà trường đang thực hiện có hiệu quả.

Thứ nhất, trường tổ chức ban tư vấn học đường gồm các thầy, cô có độ "hot" trên mạng xã hội với học sinh trong trường, gần gũi, cởi mở. Khi học sinh có bất cứ khúc mắc gì về việc bị đe dọa, quấy rối hoặc muốn phản ánh những "mầm mống" bạo lực học đường, các em có thể nhắn tin cho thầy cô. Mọi thông tin các em cung cấp phải được bảo mật, đồng thời có sự chia sẻ, hồi âm kịp thời, nếu cần thiết có thể hẹn gặp trực tiếp để nghe các em giãi bày.

Thứ hai, trường thường xuyên có các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề về kỹ năng sống, tình cảm gia đình, hướng dẫn cách ứng xử cho học sinh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được tổ chức hàng tuần để các em có sân chơi. Nhờ đó, học sinh gắn kết với nhau, tránh xảy ra những hiềm khích, mâu thuẫn.

Không chỉ hướng học sinh đến các hoạt động có lợi cho bản thân, các thầy cô cũng thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn kỹ năng nhận biết những trăn trở tuổi mới lớn, từ đó có cách giải quyết thấu đáo, tế nhị và hiệu quả.


Với 40 năm làm nghề giáo, hơn nửa thời gian lãnh đạo các trường THCS ở quận 1, TP HCM, thầy Trần Mậu Minh, 69 tuổi, cũng cho rằng sự gắn kết, thấu hiểu giữa thầy và trò chính là giải pháp tốt nhất để chống bạo lực học đường. Làm hiệu trưởng từ những năm 1990, khi Internet chưa có, các phương tiện liên lạc hạn chế, thầy Minh cho rằng chỉ có sự sâu sát của giáo viên mới giúp học sinh không sa vào hành vi bạo lực.

Có lần, một nhóm bốn nam sinh lớp 9 hùa nhau đánh một nam sinh lớp 7 chỉ vì va chạm trong khi chơi ở sân trường. Trường buộc phải thành lập hội đồng kỷ luật bốn em này. Trước ngày họp, một học sinh khác là bạn của bốn em này viết thư gửi thầy hiệu trưởng, xin thầy không kỷ luật nặng bạn mình bởi cho rằng "các bạn ngày xưa rất ngoan, không hiểu sao bây giờ lại hung hăng đánh bạn".

Thầy Minh gọi bốn em này lên, đọc lá thư cho các em nghe, tất cả ngồi im lặng tỏ rõ sự hối hận, có em bật khóc. Thầy Minh nói, sẽ tạm hoãn việc xử lý, cho các em thời gian đến cuối học kỳ sửa sai. Ngoài ra, ông cũng mời phụ huynh học sinh bị đánh cùng phụ huynh bốn em này lên trường trò chuyện. Phụ huynh em bị đánh, từ chỗ muốn trường phải xử nặng vụ này đã xin tha cho nhóm học trò nông nổi.

"Bốn em này sau đó tiến bộ rõ rệt, ngoan, lễ phép hơn và chăm chỉ học hơn. Thay vì xử phạt, có thể tìm cách khác nhẹ nhàng hơn để các em hiểu, cha mẹ biết để giáo dục con cái của mình", ông chia sẻ. Phương pháp trên được thầy Minh sử dụng nhiều lần sau đó và đều có hiệu quả. Những vụ mang tính bạo lực học đường nhẹ hơn, chỉ dừng ở mức mâu thuẫn được thầy chuyển thành các câu chuyện nhẹ nhàng, nhắc nhở trước toàn trường mỗi buổi chào cờ.

Nhà giáo này còn có một "chiêu" khác giúp học sinh thi đua để đạt được hạnh kiểm tốt, nhờ đó tránh việc đánh nhau. Ông cho mỗi học sinh 30 điểm mỗi khi bắt đầu học kỳ, vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị trừ điểm, làm việc tốt được tuyên dương thì được cộng điểm. Kết thúc học kỳ, học sinh đạt trên 27 điểm mới được hạnh kiểm tốt, dưới mức này sẽ bị xếp loại khá, hoặc trung bình. "Nhờ đó, các em có ý thức hơn trong mỗi hành vi ứng xử với thầy cô, bạn bè để giữ gìn thành tích của mình", ông cho biết.

https://vnexpress.net/

Thanh Hằng - Mạnh Tùng

Sinh hoạt ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề về kỹ năng sống, tình cảm gia đình, hướng dẫn cách ứng xử cho học sinh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ... là những sáng tạo, những phương cách tốt mà các thầy cô giáo đã làm cho các học sinh yêu dấu của mình . Nhờ đó, học sinh gắn kết với nhau, tránh xảy ra những hiềm khích, mâu thuẫn. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy một chứng nhân ai cũng nể phục vì sự khiêm tốn của ông, đó là Gioan Tẩy giả. Xin Chúa cho con nhận ra mình là ai và giúp con biết làm chứng cho Chúa qua đời sống của con để con cũng biết đem Tin Mừng yêu thương đến với mọi người.



"Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin."

( Ga 1,7)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CHƯA HỀ CÓ AI NÓI NĂNG NHƯ NGƯỜI ẤY

  Ông  Ni-cô- đê -mô nói với họ:  “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?     (G...