Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Mười năm vượt qua 'cú sốc đầu đời' của giám đốc ngồi xe lăn

 Đêm đông 2007, Lê Huy Tích từ TP Hòa Bình xuống trạm quản lý đường thủy đi thay ca, bất ngờ gặp xe ngược chiều rọi đèn pha vào mặt khi vừa qua dốc.

Chàng trai 29 tuổi chói mắt, loạng choạng tay lái rồi ngã xuống, đập vào đá tảng bên đường, bất tỉnh. Lê Huy Tích tỉnh dậy sáng hôm sau trong Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Anh nhìn trân trân lên trần nhà, chỉ còn cựa quậy được hai cánh tay và có cảm giác từ phần ngực trở lên đầu. Phần còn lại tê liệt, đôi chân không thể cử động.

Bảy năm làm việc tại Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 9, Tích hay ngược sông Đà lên tận Mường La (Sơn La) hoặc xuôi sông về ngã ba Việt Trì (Phú Thọ) đi sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền hỏng hóc hỏng, duy trì an toàn đường thủy. Anh vừa học xong lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, lấy chứng chỉ, tờ quyết định bổ nhiệm về phòng kỹ thuật của một trung tâm điều tiết phương tiện đường thủy đã nằm trên bàn. Nhưng tai nạn đóng lại tương lai cuộc đời vừa mở ra, kể cả hạnh phúc riêng.


"Cuộc sống mỗi người có sinh ra, trưởng thành, an cư, lạc nghiệp và cả cống hiến cho xã hội. Mình khi ấy không còn sức lực, không còn đôi chân, không đi lại được. Không gì cả", anh Tích bây giờ nhớ về cú sốc đầu đời 13 năm trước. Người đàn ông 42 tuổi là giám đốc một công ty chuyên chế tạo đầu kéo xe lăn cho người khuyết tật. Anh mặc comple, đeo thẻ đại biểu, ngồi trên xe lăn, đại diện cho các điển hình tiên tiến của tỉnh Hòa Bình về Hà Nội dự Đại hội thi đua yêu nước lần thứ X.

Tích về nhà sau một tuần nằm viện, với niềm tuyệt vọng "Việt Đức trả về, nghĩa là hết thuốc chữa". Chàng trai từng rong ruổi khắp miền sông nước, khi ấy muốn xoay trở mình phải có ít nhất ba người dìu đỡ. Vết thương hoại tử, có lúc lật người anh lên, ai nấy nhăn mũi, phải chạy vội ra khỏi phòng. Một năm rưỡi sau đó là những ngày ngược lên Tuyên Quang, đi Hải Dương chữa đông y, nam y, về Viện 103 vá da. Vét sạch cả tiền để dành cưới "vái tứ phương" nhưng vô ích. Bác sĩ tư vấn cho anh sang Singgapore cấy tủy. Chi phí khoảng 450 triệu đồng, đúng bằng giá trị mảnh đất gia đình anh đang ở. "Cấy tủy xong thì một nhà bốn người ra đường", nghĩ thế, Tích từ bỏ.

Những ức chế, bi quan của người không thể vận động như vết thương đang hoại tử, chỉ chờ chọc vào là bung ra để được giải tỏa. Có những ngày, Tích nói với cha mẹ "nếu con không hợp tác, không giao tiếp, thì mọi người hãy ra ngoài..." Chỉ đến khi nghe tiếng khóc thầm của mẹ sau cánh cửa, anh mới bình tâm nghĩ lại. "Mình là người khuyết tật đang sống với những người bình thường, không thể có cuộc sống riêng. Nếu sống riêng là với những người đồng cảnh, quanh quẩn bốn bức tường. Muốn sống được như người bình thường, nhất quyết phải bước chân ra ngoài". Tích "chấp nhận mình là người khuyết tật".

Thêm bốn tháng đắp thuốc để cố định cột sống, anh mới dựng mình dậy được. Người đàn ông ngót ba chục tuổi đầu, một lần nữa tập ngồi như ngày còn là đứa bé năm tháng. Anh nhờ đồng nghiệp thiết kế cho chiếc giường nâng lên hạ xuống, có dây đai cố định, dùng để luyện tập nâng dần cơ thể mình lên. Ba năm tập ngồi, anh chuyển qua tập đứng, một phút, rồi hai phút...Tích thiết kế lại không gian sinh hoạt của mình, để không cần đến sự trợ giúp. Anh hạ cái bếp nấu ngang tầm xe lăn, chế ra cái cây khều đồ vật.

https://vnexpress.net/

Hoàng Phương


Sống lạc quan, can đảm  là chìa khóa giúp chúng ta vượt qua được những trở ngại, đau khổ có thể là thể xác hay tinh thần. Để làm được như vậy, là người Kito hữu, chúng ta cầu nguyện với Chúa, xin Ngài mở tai con để nghe Tin mừng của nước Chúa và mở rộng lòng con để yêu thương và phụng sự Chúa trong vui tươi cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa.



"Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động.” 

( Mt 11,19)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CHƯA HỀ CÓ AI NÓI NĂNG NHƯ NGƯỜI ẤY

  Ông  Ni-cô- đê -mô nói với họ:  “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?     (G...