Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Đu dây thoát khỏi căn nhà bốc cháy

 Gần 7h30, lửa phát ra ở khu vực máy in của Công ty in vải kỹ thuật số Hoa Anh Đào. Nam giám đốc cùng nhiều người dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Khi đó, trong căn nhà 5 tầng, nhiều công nhân nam đang làm việc.

"Tôi ngồi uống cà phê đối diện thì nghe tiếng nổ, rồi thấy khói bùng lên nhanh lắm. Ở tầng trên, nhiều người la hét", anh Hòa, 35 tuổi, cho biết.



Khói lửa tỏa lên các tầng trên mù mịt. Các công nhân ở tầng 3 dùng dây vải buộc vào lan can để đu xuống mái nhà cửa hàng thời trang kế bên.

"Khi cháy, tôi chạy xuống cầu thang nhưng lửa đã chặn lối thoát nên quay lên. Tôi lấy vải cột vào lan can, cùng bốn đồng nghiệp đu xuống, ai cũng hoảng loạn", anh Võ Văn Tuấn, công nhân công ty nói.



Hàng chục cảnh sát PCCC cùng 5 xe cứu hỏa được đến hiện trường ứng cứu. Các chiến sĩ kéo vòi rồng phun nước dập lửa tại tầng trệt. Một mũi khác dùng thang giải cứu hai nam công nhân mắc kẹt ở tầng 2.

Đám cháy được dập tắt sau đó khoảng 20 phút. Hỏa hoạn đã thiêu rụi nhiều máy móc, hàng chục cuộn vải trong công ty.

https://vnexpress.net/

Đình Văn

Cám ơn Chúa đã cứu những người công nhân thoát khỏi vụ hoả hoạn bất ngờ với sự khôn ngoan và can đảm Ngài ban. Xin cũng giúp chúng con trên con đường theo Chúa cũng luôn mạnh mẽ, can đảm và dứt khoát hơn.


“Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.” (Lc9,62).







Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Hơn 33,5 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu

 Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.353.306 ca nhiễm và 209.716 người chết, tăng lần lượt 33.650 và 270 ca so với một ngày trước đó. Số liệu mới cho thấy ca tử vong hàng ngày giảm đáng kể tại Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/9 thông báo kế hoạch gửi 150 triệu bộ xét nghiệm nhanh cho các bang để hỗ trợ nỗ lực kiểm soát đại dịch.

Chuyên gia y tế Nhà Trắng Anthony Fauci và giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield hôm 28/9 tỏ ý lo ngại về bác sĩ Scott Atlas, thành viên nhóm chuyên trách nCoV của Nhà Trắng, cho rằng ông đã đưa nhiều thông tin sai hoặc không đầy đủ về đại dịch cho Tổng thống Trump.


Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 69.671 ca nhiễm và 777 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 6.143.019 và 96.351. Số ca nhiễm tại nước này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.

Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 282 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 142.058. Số người nhiễm nCoV tăng 13.155 trong 24 giờ qua, lên 4.745.464.

Giới chuyên gia Brazil nhận định các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng vẫn cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi nếu chính quyền địa phương cho phép tái mở cửa kinh tế quá sớm, không siết chặt các biện pháp cách biệt cộng đồng.

Nga báo cáo thêm 61 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 20.385. Số ca nhiễm tăng 8.135, lên 1.159.573. Nga đã nối lại đường bay với Belarus, Kyrgyzstan và Kazakhstan từ ngày 21/9 và với Hàn Quốc từ ngày 27/9.

Nga đang đàm phán và đã nhận được yêu cầu cung cấp 1,2 tỷ liều vaccine cho hơn 10 nước ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông. Đây là một bước tiến có thể mang tới cho Nga đòn bẩy kinh tế và chính trị vô cùng giá trị trên trường quốc tế.

Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 10 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 671.669 ca nhiễm và 16.586 ca tử vong, tăng lần lượt 903 và 188. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.

Các hạn chế về di chuyển và kinh doanh đã dần được nới lỏng kể từ tháng 6, nhưng nước này vẫn đóng biên để tránh ca ngoại nhập. Tổng thống Nam Phi thông báo dỡ bỏ hầu hết hạn chế từ 20/9 và sẽ mở biên với hầu hết quốc gia từ 1/10.

Ca nhiễm mới ở Pháp cũng tăng trở lại sau giai đoạn Covid-19 được kiềm chế. Nước này ghi nhận thêm 4.070 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 542.639, trong đó 31.808 người chết, tăng 81 trường hợp.

Các quán bar và nhà hàng ở Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp phải đóng cửa từ 23/9. 8 thành phố lớn khác, gồm thủ đô Paris, sẽ ban hành hạn chế mới như giới hạn tụ tập ở nơi công cộng dưới 10 người và áp giờ đóng cửa sớm hơn với quán bar.

Anh, vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, ghi nhận 439.013 ca nhiễm và 42.001 ca tử vong, tăng lần lượt 4.044 và 13 trường hợp. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết chính phủ Anh ước tính mỗi ngày có chưa đến 10.000 người nhiễm mới, thấp hơn nhiều so với con số 100.000 ca mới/ngày mà nước này dự đoán vào giai đoạn cao điểm.

Năng lực xét nghiệm của Anh đã tăng đáng kể từ sau đợt dịch đầu tiên, nhưng vẫn đang bị quá tải khi nhiều người dân không thể xét nghiệm hoặc phải vượt quãng đường rất xa để đến nơi có thể xét nghiệm, kết quả trả về cũng bị chậm trễ. Điều này dẫn tới nhiều chỉ trích nhằm vào hệ thống y tế Anh.

Iran báo cáo 25.779 người chết, tăng 190, tổng số ca nhiễm là 449.960, tăng 3.512. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại nước này đang có xu hướng gia tăng kể từ khi chạm mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng hồi đầu tháng 9. Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi hồi giữa tháng cảnh báo về "sự trỗi dậy" của nCoV tại một số vùng của đất nước, do mức độ tuân thủ các biện pháp y tế giảm sút.

Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 307.288 ca nhiễm và 5.381 ca tử vong, tăng lần lượt 3.073 và 37 ca.

Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận áp đặt những biện pháp phòng dịch cho đến cuối tháng 9, hạn chế di chuyển không thiết yếu và cấm tụ tập đông người. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sẽ ưu tiên mua vaccine Covid-19 do Nga hoặc Trung Quốc cung cấp, bày tỏ lạc quan nước này sẽ "trở lại bình thường" vào tháng 12.

Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 278.722 ca nhiễm, tăng 3.509 so với hôm trước, trong đó 10.473 người chết, tăng 87 ca. Thủ đô Jakarta đang siết chặt những biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm thương mại và nơi thờ phụng. Người dân không được dùng bữa tại nhà hàng và tới quán cà phê.

Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 27 người chết và 57.715 người nhiễm, tăng 15 ca. Phần lớn các ca nhiễm mới vẫn là người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá.

Singapore sẽ thí điểm chương trình thẻ thông hành cho các lãnh đạo doanh nghiệp cần đi công tác thường xuyên, khi họ tiếp tục nới lỏng một số hạn chế liên quan đến Covid-19. Chính phủ cho biết số lượng thẻ sẽ bị giới hạn trong giai đoạn đầu.

Bác sĩ Mike Ryan, giám đốc mảng trường hợp khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cảnh báo thống kê số người chết do nCoV toàn cầu có thể thấp hơn thực tế. "Con số hiện nay không tính đầy đủ những trường hợp nhiễm nCoV và tử vong vì nó. Mọi thống kê đều không hoàn hảo, nhưng tôi bảo đảm số liệu hiện nay thấp hơn mức độ tàn phá thực tế của Covid-19", ông nói.

https://vnexpress.net/

Vũ Anh (Theo Reuters)

Xin Chúa thương xót nhìn đến thế giới của chuáng con. Xin Tổng lãnh Thiên Thần của Chúa luôn cầu nguyện, hướng dẫn, chữa lành và bảo vệ chúng con.




"Các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.”( Ga 1,51)


Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Sinh viên nói hay, làm dở

 


Kỹ năng và quy trình là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng là khả năng thực hiện một thao tác, còn quy trình là thứ tự các thao tác khi làm việc. Tức, quy trình là một chuỗi các thao tác theo thứ tự được sắp xếp sẵn. Tuân thủ tuyệt đối theo thứ tự này gọi là kỷ luật lao động. Bất kể bạn học cấp độ dạy nghề nào, kỹ năng là cái mà người ta dạy cho bạn và ở đâu cũng giống nhau. Dạy "thợ", người ta chỉ dạy thao tác, nhưng dạy kỹ sư, người ta còn phải dạy cả lý thuyết tạo ra cái thao tác ấy. Còn quy trình, mỗi công ty mỗi khác vì kinh doanh các sản phẩm khác nhau.

Người tuyển dụng khó chịu với sinh viên mới ra trường không phải do anh sinh viên này không nắm được quy trình làm việc của công ty (vì họ đã làm việc cho công ty ngày nào đâu) mà do ứng viên không rành các thao tác mà anh ta đã được học ở trường. Nhà trường chỉ chăm chú dạy sinh viên lý thuyết mà bỏ quên khâu thực hành. Một sinh viên có thể thiết kế một mạng điện cho một công trình ảo trên giấy, nhưng khi bảo anh ta thiết kế cho một công trình thật lại không làm được. Không vẽ được sơ đồ của công trình thì làm sao thiết kế? Công trình ảo được học ở trường là thứ đã được thiết kế sẵn, còn ngoài thực tế, ai thiết kế sẵn cho bạn làm?

Điều này cũng giống như ở trường người ta cho bạn một đề Toán để giải, còn thực tế tự bạn phải thiết lập đề toán rồi mới giải. Đi làm nhiều năm, tôi mới nhận thức được thiết lập đề Toán thực tế khó hơn nhiều so với giải cái đề ấy. Bạn muốn làm sếp, phải tạo ra "đề Toán" cho nhân viên của bạn giải, còn việc "giải đề" thì ai cũng được học ở trường lớp như nhau. Càng lên chức cao, các lý thuyết mà nhà trường dạy sẽ càng có điều kiện được áp dụng, nhưng khi bạn chỉ là nhân viên cấp thấp, những lý thuyết ấy vô dụng vì không có điều kiện để áp dụng.

Chẳng có ai mới đi làm đã được làm sếp ngay. Bạn phải từ "lính" đi lên, mà lính phải giỏi thực hành hơn lý thuyết. Ở các nước phát triển, bạn khó tìm ra "thợ"? "Thợ" của họ chính là những kỹ sư mới ra trường. Điều này cũng tương tự như mảng kinh tế, nhân viên bán hàng cấp thấp nhất phải có bằng cử nhân kinh tế vì bạn không thể bán hàng cả đời được, mà một ngày nào đó sẽ lên sếp để hướng dẫn công việc cho các nhân viên khác mới vào làm.

Nước ngoài thường không có khái niệm là "trường đại học" mà là "viện đại học". Vào viện đại học, sinh viên sẽ bắt đầu từ bậc cao đẳng chuyên dạy các kỹ năng thực hành giống như đào tạo thợ ở ta. Tiếp theo là hai năm đại học đào tạo lý thuyết nghề. Tiếp nữa là hai năm cao học đào tạo lý thuyết nâng cao. Cuối cùng là hai năm nghiên cứu sinh tiến sĩ đào tạo lý thuyết sáng tạo. Với lĩnh vực kỹ thuật nói chung, cao đẳng đào tạo kỹ thuật viên, đại học đào tạo cử nhân, cao học đào tạo kỹ sư và tiến sĩ đào tạo nghiên cứu lý thuyết khoa học tự nhiên. Ai học được đến đâu sẽ đăng ký học đến đó. Học là một chuyện, có tốt nghiệp hay không là chuyện khác.

Thứ tự học của họ như vậy chứ không có "nhảy cóc" như ta, từ phổ thông có thể vào luôn đại học, ra đi làm "thầy" riêng, "thợ" riêng. Từ đó mới nảy sinh ra chuyện thầy không làm được việc của thợ. Kỹ thuật viên là người biết sử dụng một loại máy móc nào đó để tạo ra bán thành phẩm. Cử nhân kỹ thuật biết sử dụng nhiều máy móc khác nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Kỹ sư biết cải tiến, nâng cao hiệu suất của các loại máy móc có sẵn. Tiến sĩ khoa học tự nhiên biết tạo ra những máy móc mới có năng suất cao vượt trội so với những máy móc cũ... Từ đó nói lên điều gì? Ông tiến sĩ có thể làm công việc của anh kỹ thuật viên nhưng ngược lại thì không thể.

Mọi kỹ sư cơ khí như tôi được học ba chuyên ngành từ thấp đến cao tương đương với các bậc học liên tiếp nhau. Thứ nhất là lắp ráp – vận hành (trình độ kỹ thuật viên), thứ hai là sửa chữa – thay thế (trình độ cử nhân kỹ thuật) và cuối cùng là thiết kế - chế tạo (trình độ kỹ sư). Ở ta gần như không có cấp độ thứ ba nên hầu hết kỹ sư khi ra trường chỉ làm đến bước một, hai. Cũng vì không có kỹ sư chế tạo đúng nghĩa nên từ cây kim, sợi chỉ, chúng ta cũng đều phải nhập khẩu.

VnExpress.net

                                                                                                                     Lâm

"Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha? ” (Mt 21,31)




Xin Chúa giúp con luôn cảm nhận rằng tất cả những gì con là, những gì con sở hữu đều là ơn Chúa, để nhờ đó con biết hoán cản và thi hành Ý Chúa cho dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

200.000 người chết - phần nổi của 'tảng băng chìm' Covid-19 ở Mỹ

 

Mỹ đã vượt ngưỡng 200.000 ca tử vong sau 8 tháng Covid-19 càn quét, nhưng nhiều chuyên gia nhận định quy mô đại dịch thực sự lớn hơn rất nhiều.

Số người tử vong từ lâu được xem là thước đo về mức độ nghiêm trọng của tai ương mà con người phải gánh chịu. Vài giờ sau vụ khủng bố 11/9, khi số người chết chưa được thống kê, thị trưởng New York Rudy Giuliani nói "số thương vong cuối cùng có thể vượt xa những gì chúng ta có thể chịu đựng".

Covid-19 đã khiến người dân Mỹ một lần nữa phải trải qua điều "không thể chịu đựng" khi Đại học Johns Hopkins ngày 22/9 báo cáo số ca tử vong vì nCoV ở quốc gia này vượt ngưỡng 200.000, trong tổng số hơn 7 triệu ca nhiễm. Mỹ chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu, nhưng số ca tử vong vì đại dịch chiếm tới 21%, biến quốc gia này trở thành vùng dịch chết chóc nhất thế giới.

Mỹ lần đầu báo cáo ca tử vong vì Covid-19 vào ngày 29/2. Một tháng sau, người chết vì nCoV ở Mỹ vượt 2.977, số ca tử vong trong vụ khủng bố 11/9 cách đây 19 năm. Khi đó, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, dự báo số ca tử vong ở Mỹ có thể dao động 100.000 đến 200.000 người. Ngày 23/5 Mỹ vượt mốc 100.000 người chết. 8 tháng sau khi bùng phát, đại dịch đã cướp đi hơn 200.000 người Mỹ.

Tuy nhiên, Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, khi Mỹ tiếp tục báo cáo số ca nhiễm mới đáng lo ngại. Trong 7 ngày tính đến 22/9, Mỹ báo cáo trung bình hơn 43.300 ca nhiễm mới mỗi ngày, tăng 19% so với một tuần trước, theo phân tích của CNBC dựa trên số liệu của Đại học Johns Hopkins. Số ca tử vong trung bình mỗi ngày là hơn 750 người.

Dù bác sĩ đã có nhiều biện pháp để cứu chữa cho bệnh nhân Covid-19, các nhà dịch tễ học vẫn lo ngại số ca tử vong có thể tăng nhanh nếu nCoV tiếp tục bùng phát vào mùa đông như dự báo.

"Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Tôi không nghĩ đó là điều bất ngờ, dù biết nó là xu hướng tự nhiên khi chúng ta đang trong mùa hè ở Bắc bán cầu và nghĩ rằng đại dịch sẽ biến mất", tiến sĩ Christopher Murray, giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington, nói đầu tháng này.

IHME từng dự đoán số người chết vì nCoV ở Mỹ chạm ngưỡng 410.000 người cho tới ngày 1/1/2021, với viễn cảnh về tháng 12 "chết chóc". Tuy nhiên, khi chứng kiến số ca nhiễm và tử vong ở một số bang của Mỹ có xu hướng giảm, nhóm nghiên cứu đã hạ mức dự báo xuống 378.000 ca tử vong cho tới hết năm nay.

"Không chỉ riêng nạn nhân trực tiếp của Covid-19, đó còn là nhiều gia đình đang phải chịu đựng nỗi đau mất người thân hoặc phải chứng kiến họ gặp phải vấn đề lâu dài về sức khỏe vì từng nhiễm nCoV", tiến sĩ Syra Madad, giám đốc cấp cao của chương trình mầm bệnh đặc biệt toàn hệ thống thuộc Hiệp hội Bệnh viện và Y tế thành phố New York, nói. "Chúng ta chỉ đang thấy phần nổi của tảng băng chìm. Chúng ta chỉ mới bước vào tháng thứ 9 của đại dịch".

Madad cho rằng số ca tử vong hiện tại không mang tới một bức tranh hoàn chỉnh về thực tế của đại dịch, bởi nhiều nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về các biến chứng sức khỏe lâu dài do Covid-19 gây ra. Bà thêm rằng 200.000 ca tử vong có thể thấp hơn nhiều so với tổng số người chết trực tiếp và gián tiếp vì nCoV thực tế.

"Tôi tin rằng số người chết thực tế liên quan tới Covid-19 cao hơn rất nhiều", Madad nói. Bà thêm rằng xét nghiệm Covid-19 đối với người chết trong vài tháng qua là cách tốt nhất để biết được chính xác tỷ lệ tử vong vì đại dịch, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu hiểu hơn về nCoV.

Tiến sĩ này nhận định phản ứng "chắp vá" của Mỹ trong cuộc chiến với Covid-19 là yếu tố khiến đại dịch trở nên trầm trọng.

"Đại dịch là điều không thể tránh. Chúng sẽ xảy ra. Nhưng liệu nó có trở nên tệ tới mức này không?", Madad nói. "Không, điều đó có thể tránh được. Chúng tôi đã phạm sai lầm và ở trong tình thế khó khăn ngay từ đầu".

Sau khi New York, tâm dịch ban đầu của Mỹ, kiểm soát được Covid-19, nCoV đã bùng phát ở nhiều nơi khác. Trong mùa hè này, đại dịch đã xé toạc nhiều khu vực trên "Vành đai Mặt trời" (Sun Belt), gồm một số bang đông dân nhất nước Mỹ như Florida, Texas, Arizona và California. Tuy nhiên, số ca nhiễm gần đây ở nhiều bang có xu hướng giảm.

"Chúng tôi đang thấy số ca nhiễm và nhập viện giảm xuống. Nó đang giảm nhưng chắc chắn chúng tôi không thể quay về mức kiểm soát như hồi tháng 4", Catherine Troisi, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Cộng đồng UTHealth ở Houston, nói và thêm rằng tốc độ giảm tương đối chậm.

Troisi lo ngại rằng kế hoạch mở cửa trở lại có thể gửi đi thông điệp sai lầm tới người dân rằng nCoV không còn nguy hiểm. Bà khẳng định nếu người dân không tiếp tục tuân thủ biện pháp phòng chống dịch, cũng như các nhà hoạch định chính sách không ưu tiên đối phó với đại dịch, Covid-19 sẽ tiếp tục là mối đe dọa tiềm tàng đối với nước Mỹ.

"Chúng tôi chắc chắn đã có thể làm tốt hơn. Chúng tôi đã phạm sai lầm trên suốt chặng đường đã qua và đang tiếp tục mắc sai lầm", bà nói và thêm rằng có nhiều thông điệp hỗn loạn từ liên bang và bang, cản trở thành công của cuộc chiến ngăn đại dịch.

"Chúng tôi có thể ngăn toàn bộ ca tử vong không? Không, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và thậm chí ngay cả bây giờ, tôi chắc rằng vẫn có những cái chết không thể ngăn cản. Nhưng chúng tôi có thể ngăn chặn rất nhiều nếu chính phủ hành động nhanh hơn, nếu chúng tôi có chiến lược cấp quốc gia và không rút đầu tư vào y tế cộng đồng", Troisi cho biết thêm.


45 ngày trước khi Mỹ báo cáo ca nhiễm đầu tiên, Chỉ số An ninh Sức khỏe Toàn cầu công bố đánh giá 195 nước về khả năng ứng phó với đợt bùng phát dịch bệnh lớn và Mỹ xếp đầu tiên, theo Time.

"Rõ ràng báo cáo này đã đánh giá Mỹ quá cao, khi không tính đến các vấn đề xã hội đã tích tụ ở quốc gia này trong vài năm qua, khiến họ không chuẩn bị tốt cho những gì sắp xảy ra", Alex Fitzpatrick và Elijah Wolfson, hai biên tập viên của Time, viết trong bài phân tích về tình hình Covid-19 ở Mỹ.

Giới chuyên gia nhận định với hơn 200.000 người chết, Mỹ đang tiếp tục trượt dài trong thất bại khi đối đầu với "kẻ thù vô hình" Covid-19.

"Đây là một thực tế thảm khốc. Thật khó để vượt qua điều này", Michael Lauzardo, phó giám đốc Viện Mầm bệnh mới xuất hiện tại Đại học Florida, nói. "Đằng sau con số này là 200.000 mạng sống, 200.000 gia đình, 200.000 nhóm người thân yêu và cộng đồng. Đó là một thảm họa rất lớn ở nhiều cấp độ"

                                                                                         https://vnexpress.net

Thanh Tâm (Theo Time, CNBC, WSJ)

" Phù vân quả là phù vân, phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân" ( Gv 1,2)






      Xin Chúa giúp con nhận ra mọi sự sẽ qua đi nhưng Lời Chúa thì luôn mãi tồn tại và vững bền. Để nhờ đó con luôn đặt  Chúa làm kim chỉ nam và là tất cả của  con.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Xe sang gãy gập cửa vì nữ tài xế quên kéo phanh tay

Mọi rắc rối bắt đầu khi chiếc Porsche ra khỏi chỗ đỗ và va trúng xe BMW bên cạnh. Hốt hoảng, nữ tài xế gây ra va chạm vội xuống xe nhưng trong lúc vội vàng đã quên mất thao tác quan trọng là kéo phanh. Cùng lúc người phụ nữ bước xuống là chiếc Porsche cũng giật lùi. Xe chỉ dừng lại khi cánh cửa vướng vào cột và gãy gập cùng âm thanh va chạm đáng sợ. Điều may mắn là nữ tài xế không bị kẹp trúng. Một video khác cho thấy chiếc BMW bên cạnh hư hỏng khá nặng ở đầu xe. Gần như toàn bộ "bộ mặt" của mẫu xe sang đã bung: 
 vnexpress.net 
Mỹ Anh (theo Must Share News)
“Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.” (Lc 8,21) 

 Lời Chúa hôm nay mời gọi con lắng nghe và thi hành Ý Chúa. Xin Chúa giúp con nhạy bén hơn với lời mời gọi của Chúa qua trung gian, qua từng sự kiện Chúa cho phép xảy đến với con. Xin ban cho con đủ sức mạnh, sự can đảm để con có thể thi hành Ý Ngài.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Khách sạn cho người từ vùng cháy rừng ở miễn phí

 

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch nên số phòng ở Hoxton còn trống nhiều. Vì thế khách sạn muốn những người sơ tán vì cháy rừng có chỗ ở. "Chúng tôi chia sẻ bằng cách truyền miệng và cả đăng mạng xã hội. Chúng tôi có bộ phận riêng để trả lời thư điện tử 24/7".

Hoxton là khách sạn sang trọng, thân thiện với thú cưng, có thiết kế mở, cách bố trí và tiện nghi trong phòng hiện đại. Không chỉ có cơ sở ở khắp châu Âu, California chuỗi khách sạn này còn có địa chỉ ở Chicago và Brooklyn (Mỹ).

Một số công ty khác cũng tạo điều kiện giúp đỡ miễn phí cho các cư dân sơ tán vì cháy rừng. U-Haul (công ty cho thuê thiết bị di chuyển và lưu trú) cho khách 30 ngày lưu đồ mà không mất phí ở 15 địa chỉ của họ tại Oregon và Washington. Hệ thống cho thuê phòng Airbnb cung cấp nhiều chỗ ở miễn phí cho người sơ tán thông qua chương trình Open Homes (Nhà Mở).

                                                                                             Vnexpress

Khánh Trần (theo Insider)


Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an.”

(Lc 7,50)



Lạy Chúa Giêsu,xin giúp con nhận ra tình tương và lòng thương xót Chúa dành cho con mỗi ngày qua các trung gian, qua từng sự kiện để nhờ đó  con có được niềm vui và sự do  để  yêu thương và thông cảm cho anh chị em con, đặc biệt những người con gặp gỡ ngày hôm nay.                          

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Chết lặng trước căn nhà bị cháy rừng thiêu rụi

 

"Chúng tôi biết căn nhà đã không còn", Koa nói. "Nhưng khi bạn dừng lại, nghĩ đến việc mọi gia đình, mọi ngôi nhà, mọi chiếc xe đều bị đốt cháy, thì không còn lời nào để diễn tả điều đó".

Khói dày đặc bốc lên không trung trên những cái cây đã cháy đen, còn mặt đất ngổn ngang những mảnh ngói lợp và móng nhà. Trong đống đổ nát từng là căn nhà của họ, Tanksley đào được một bức tượng Phật nhỏ, còn nguyên vẹn đáng kinh ngạc, của con gái Koa từ khi cô bé còn nhỏ. Koa đã chắp tay cô tạ ơn.

Các nhóm tìm kiếm cứu hộ với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ đã được triển khai khắp các thị trấn tro tàn ở nam Oregon để tìm kiếm các nạn nhân. Lực lượng cứu hỏa tại hạt Jackson hy vọng có thể thâm nhập các khu nông thôn, khi đám cháy Aameda dịu đi nhờ gió thổi chậm lại.

 Koa và Tanksley dự định mua một xe tải kéo và hình dung ra một kế hoạch. Koa rất nóng lòng tìm cách hỗ trợ các học sinh của mình, nhiều người trong số đó cô đoán đã mất nhà và những chiếc máy tính xách tay mà trường phát cho, vì thế việc bắt đầu năm học mới sẽ rất khó khăn.

"Chúng tôi sẽ ổn. Chúng tôi ở bên nhau, chúng tôi hạnh phúc, chúng tôi có sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè. Bây giờ hãy để chúng tôi bắt đầu giúp đỡ những người khác", Koa nói.

  Vnexpress

Anh Ngọc (Theo Reuters)


" Đứng gần thập Đức Giesu có thân mẫu Người" (Ga 19,25)


Là một Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, xin Mẹ dạy con đừng sợ lên đường để đáp lại lời mời gọi của Chúa dù gặp thử thách, sóng gió và dưới chân thập giá đau thương của cuộc đời, của hành trình ơn gọi, xin cho con cảm nhận với niềm vui và hạnh phúc, sự sống mới của Đức Ki-tô đang phát sinh ngay hôm nay, và phát sinh thật dồi dào.


Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

“Do you not see the log in your own eye?”



"Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em". (Mt 7,5)


 Chúa Giêsu muốn chữa lành và phục hồi cho chúng ta cách toàn vẹn, không chỉ vì lợi ích của chúng ta mà thôi. Người còn muốn chúng ta trở thành những khí cụ chữa lành, tha thứ, và phục hồi của Người đối với người khác nữa. 

Xin Chúa giúp chúng con luôn luôn biết khen ngợi hơn là chỉ trích, cảm thông hơn là lên án, xây dựng hơn là phá hủy, và nghĩ tốt về người khác hơn là nghĩ xấu. 




Video cho thấy các cảnh sát liên quan vụ bắn Linden đã thống nhất giả định rằng cậu bé sở hữu súng, còn bà Barton nói rằng con mình bị "kích động" khi thấy cảnh sát. "Thằng bé nhìn thấy phù hiệu cảnh sát và nghĩ rằng người ta muốn làm hại nó hoặc nó phải tự vệ bằng cách nào đó. Nó đã phát hoảng", Barton nói.

Đoạn video liên quan sự việc trên được công khai theo một quy định của thành phố Salt Lake, yêu cầu công bố các video liên quan các vụ nổ súng của cảnh sát trong vòng 10 ngày làm việc.

Sự việc cũng đặt ra những câu hỏi về cách ứng phó của cảnh sát đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong bối cảnh nước Mỹ đang kêu gọi cải tổ cảnh sát nước này.

Thị trưởng Salt Lake, bà Erin Mendenhall, kêu gọi một cuộc điều tra khẩn cấp để làm rõ vụ bắn Linden. "Tôi vô cùng đau lòng và thất vọng", bà nói. "Đây là một bi kịch đối với cậu bé và gia đình, cũng như đối với những người cần hỗ trợ về sức khỏe tâm thần".

https://vnexpress.net/

Mai Lâm (Theo Guardian)



“Blessed are you poor – yours is the kingdom of God”





" Phúc cho những người nghèo khó, vì Nước Trời là của họ"
( Mt 5,3)

  Chớ gì con khao khát Chúa trên hết tất cả mọi sự khác và tìm thấy niềm vui trong việc thực thi ý Chúa.



 

CHƯA HỀ CÓ AI NÓI NĂNG NHƯ NGƯỜI ẤY

  Ông  Ni-cô- đê -mô nói với họ:  “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?     (G...