Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Cõng người đột quỵ vượt lũ đi cấp cứu

  NGHỆ ANTrong đêm mưa, nước ngập sâu, một người đi trước soi đèn, ba người còn lại lội theo sau, cố gắng đưa người đàn ông đến viện.

Người đàn ông 68 tuổi, ở xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tối 29/10 bị tăng huyết áp đột ngột, gục xuống trong nhà, gọi không nghe, gần như không còn biết gì. Con gái ông, chị Nguyễn Thị Nga chạy đến vừa đỡ bố vừa gọi chồng. Lúc ấy mưa ngày một to, nước ngập sâu cuốn trôi nhiều đồ đạc trong nhà. Chị Nga bất lực nhìn bố hơi thở yếu, tay chân không còn cảm giác. Nghe tiếng chị kêu cứu, một người hàng xóm chạy đến. Mọi người cấp tập gọi xe đi viện nhưng đều bị từ chối.

Toàn tỉnh Nghệ An lúc đó mưa rất to, nước lũ tại các khe suối nhỏ dâng cao. Hàng nghìn hộ dân bị nước cô lập hoàn toàn, có nhà ngập hơn một m, đồ đạc không kịp di tản. Nhiều người lên mạng xã hội đăng tin cầu cứu lực lượng cứu hộ.

"Không biết làm thế nào, tôi gọi cho con gái ở xa lên mạng tìm người cứu giúp, một cái xuồng hay bè hay bất cứ cái gì có thể di chuyển", chị Nga nhớ lại.

Cuối cùng chị cũng gọi được xe, song đường ngập nên xe không thể vào nhà đón người bệnh. "Thật sự bất lực", chị Nga tính ở nhà, mặc điều gì xảy đến thì đến. Còn chồng chị quyết cõng bố ra đường quốc lộ để đón xe. "Đấy là cách duy nhất", anh nói lớn.

Trời lúc này đã khuya, mưa ngày càng xối xả. Cả bốn người không chần chừ, cõng bệnh nhân và lội chân đất di chuyển trong đêm. Mưa tạt vào mặt, lạnh ngắt khiến bước chân mọi người như chậm lại. Nhiều lúc gió to, họ phải lê từng bước, vừa mò đường vừa đi. Người bệnh được quàng tạm một chiếc áo mưa, toàn thân cứng đơ, không còn nhận thức.

Trên đường đi, đoàn người gặp một cây cầu bị ngập cao không còn nhìn thấy hai thanh cầu để bám vào, bên dưới dòng nước chảy xiết, lại trơn trượt. Thấy khó, một người đi trước dò đường, ba người nối đuôi đi theo. May mắn không ai bị ngã.

Cõng được khoảng 6 km, chị Nga bắt gặp 4 người trong đội cứu hộ, vì xe không vào được nên đã lội nước vào đón người bệnh. Thêm người, thêm sức, đường đến bệnh viện như ngắn lại.

Đi thêm khoảng 10 đến 15 phút sau, cả đoàn nhìn thấy ánh đèn xe cứu hộ đã đứng chờ sẵn trên đường quốc lộ. Chiếc xe bán tải vượt mưa bão, đưa cả nhà xuống bệnh viện huyện Thanh Chương, cách đó khoảng 12 km.

Bệnh nhân đến bệnh viện lúc 2h sáng ngày 30/10, toàn thân ướt sũng. Bác sĩ trực nhanh chóng sơ cứu, thay quần áo cho người bệnh rồi chuyển thẳng vào phòng cấp cứu.


Theo bác sĩ Ngô Xuân Tráng, Khoa cấp cứu, cho biết bệnh nhân ngã do tai biến đột quỵ não, vào viện đã mất ý thức. Bệnh nhân được kiểm soát huyết áp và chụp cắt lớp, xác định xuất huyết não. "Tình trạng bệnh nhân nặng, song không thể chuyển xuống viện tỉnh do tuyến đường đi ngập lụt và sạt lở ngăn cách", bác sĩ Tráng chia sẻ.

Nhận được tin, bác sĩ Nguyễn Thịnh Khuyên, Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương, đã liên lạc bệnh viện tỉnh và tiến hành hội chẩn từ xa để điều trị tích cực cho người bệnh.

Bệnh nhân hiện tại vẫn nguy kịch, phải cho ăn qua sonde dạ dày, lúc tỉnh lúc mê, được bác sĩ chăm sóc đặc biệt.

https://vnexpress.net/

Thùy An


Sự sống rất quan trọng và có giá trị cao quý trên cuộc đời của mỗi người chúng con. Tạ ơn Chúa đã trao ban sự sống một cách nhưng không cho con, xin cho con cũng biết trao ban nhưng không bằng cách phục vụ sự sống một cách nhưng không.



 "phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” ( Lc 14,11)



Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Bắc ròng rọc giải cứu công nhân thủy điện

 Lực lượng tại chỗ xã Phước Lộc đã tìm kiếm và chôn cất 5 thi thể. Số lượng đất đá vùi lấp rất lớn, việc tìm kiếm thủ công bằng cuốc xẻng không hiệu quả, cần đưa phương tiện vào hiện trường. Trong khi đó, tuyến đường DH3 dẫn vào Phước Lộc vẫn sạt lở nặng, nước sông chảy siết, mũi cứu hộ từ ngoài vào chưa thể đi tiếp.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng chức năng nhận định để vào được đến Phước Lộc phải mất một tuần nếu trời không mưa, nếu trời mưa thì thời gia sẽ kéo dài hơn.


Đã tiếp cận được một nhóm công nhân thủy điện Đăk Mi 2

Khoảng 12h, trời bắt đầu có mưa. Một số người dân ở xã Phước Lộc đã gùi xăng và thực phẩm vào khu vực có công nhân của thuỷ điện Đăk Mi 2, dùng xe cơ giới hỗ trợ mở đường để tiếp tế. Lực lượng cứu hộ đang khảo sát khu vực xã Phước Công để lập trạm chỉ huy tiền phương.


Sáng 30/10, UBND tỉnh Quảng Nam cùng Quân khu 5 đã họp bàn việc tiếp cận cứu hộ cứu nạn tại các xã bị cô lập ở huyện Phước Sơn. Đoàn có nhiệm vụ song song tìm kiếm 7 người mất tích ở xã Phước Lộc và hơn 200 công nhân Nhà máy thuỷ điện Đăk Mi 2 đang bị cô lập, trong đó 167 người mất liên lạc.


Mũi cứu hộ của chính quyền và quân đội đi theo đường bộ để tiếp cận khu vực sạt lở tìm 8 người ở xã Phước Lộc. Việc tìm kiếm được triển khai từ lúc 9h sáng. Tuy nhiên đi ôtô được khoảng 13 km thì đường bị sạt lở. Nhóm cứu hộ sau đó tăng bo xe máy vào trụ sở xã Phước Công, trên đường có nhiều điểm sạt lở, suối tràn nhằm tiếp cận xã Phước Lộc (cách đó khoảng 15 km).

Đến khoảng 11h, đoàn đi vào đến chân thuỷ điện Đăk Mi 2 (cách trụ sở xã Phước Trung 3 km), thì phải dừng lại vì đường sạt lở, một số cây cầu bị gãy. Lực lượng cứu hộ sau đó chia nhóm về lại trụ sở xã Phước Trung để đảm bảo an toàn.

Tại huyện Phước Sơn, một vụ sạt lở đất chiều 28/10 đã vùi lấp 11 người ở thôn 6, xã Phước Lộc. Đến nay 5 thi thể đã được lực lượng cứu hộ tại chỗ tìm thấy. Tại xã này còn có một vụ sạt lở đất đá khác hai cán bộ xã tử nạn trên đường giúp dân sơ tán, tránh lũ tại thôn 1, đến nay thi thể chưa được tìm thấy.

https://vnexpress.net/

Võ Thạnh

Con rất cảm động trước những tấm lòng quãng đại, quên mình vì người khác, đặc biệt trong môt hoàn cảnh thách đố, bấp bênh như ngày nay. Lời Chúa cho con cảm nhận được tình thương và lòng thương xót của Chúa không bao giờ ngừng nghỉ. Xin Chúa lấp đầy trong con tình yêu của Chúa để con cũng luôn biết tìm kiếm lợi ích cho tha nhân trong mọi tình huống.






"Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu: “Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không"? ( Lc 14,3)




Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Làn sóng Covid-19 thứ hai ở châu Âu sẽ gây chết người nhiều hơn

 Các nhà khoa học Anh nhận định làn sóng Covid-19 thứ hai của châu Âu sẽ gây chết người nhiều hơn đợt dịch đầu tiên.

Dữ liệu cho thấy trong đỉnh dịch mới ở châu Âu, số ca tử vong thấp hơn đợt đầu song sẽ dai dẳng ở mức này trong nhiều tuần, thậm chí vài tháng. Dự báo đưa ra ngày 28/10, do Nhóm Cố vấn Khoa học cho Tình huống Khẩn cấp (SAGE) thực hiện.

"Lần lây nhiễm này sẽ tệ hơn với nhiều ca tử vong hơn. Viễn cảnh đang xảy đến trước mắt Thủ tướng Boris Johnson. Ông ấy chịu áp lực phải tiến hành phong tỏa một lần nữa", nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết.

SAGE đã cảnh báo Anh cần tuân theo các lệnh hạn chế ngay cả dịp Giáng sinh, trong bối cảnh các nước châu Âu vật lộn để kiểm soát số ca nhiễm mới tăng nhanh, chuẩn bị đưa ra biện pháp mới.

Hôm 27/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong do Covid-19 tại châu Âu đã tăng gần 40% trong một tuần. Tiến sĩ Margaret Harris, người phát ngôn của WHO, thông báo Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan và Nga ghi nhận số ca nhiễm leo thang nhanh chóng.


Thiếu vaccine

Tình hình thêm căng thẳng khi các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết vaccine Covid-19 (nếu có) sẽ chỉ đủ tiêm chủng cho một phần dân số trong khu vực trước năm 2022. Kể từ tháng 7, khối 27 quốc gia đã mua gom một tỷ liều tiêm phòng nCoV tiềm năng từ ba hãng dược lớn, đồng thời đàm phán đặt hàng tỷ liều với ba công ty khác.

Khi cuộc cạnh tranh toàn cầu nhằm đảm bảo đủ vaccine đang nóng lên, giới chuyên gia cảnh báo không phải tất cả "ứng viên" tiềm năng đều sẽ được chứng minh là có hiệu quả. Điều này càng khiến làn sóng thứ hai của Covid-19 trở nên đáng lo ngại.


Trước đó, Ủy ban châu Âu cho biết vaccine sẽ có số lượng giới hạn trong "giai đoạn phát triển ban đầu". Song cơ quan chưa làm rõ giai đoạn này sẽ kéo dài bao lâu. Do nguồn cung hạn chế, nhiều tháng liền, Ủy ban đã hối thúc chính phủ EU xây dựng kế hoạch tiêm chủng ưu tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh, như nhân viên y tế, người già hoặc người mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, ngoài sự nhất trí về việc tiêm chủng cho y bác sĩ, hiện nhà chức trách chưa "thu được tiếng nói chung đối với các nhóm dân số khác".

https://vnexpress.net/

Thục Linh (Theo Telegraph, Reuters)


Lạy Chúa, thế giới của chúng con ngày càng sống trong sự lo lắng, hoang mang, sợ hãi.... do Virut 19, động đất, lũ lụt...Trước  những tình huống này con cảm thấy mình bất lực. Xin Ngài ban cho con sức mạnh và Thần Khí của Ngài để con mạnh mẽ hơn, can đảm hơn trước lời mọi gọi của Chúa. Con cầu nguyện đặc biệt cho những nạn của những hoàn cảnh này. Xin cho con luôn tin tưởng và phó thác vào Chúa nhiều hơn.


" Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em sẽ dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi".(Ep 6,18)




Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Người chống khẩu trang mắng chửi nhân viên quán cà phê

 Alex Beckom, 19 tuổi, cho biết đã yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang khi bước vào quán ở ngoại ô San Diego hôm 18/10. Người khách, một phụ nữ da trắng, mặc áo hở rốn màu xanh và quần soóc màu đen, bắt đầu phàn nàn về việc nhân viên "phân biệt đối xử" với mình.

"Tôi sẽ không nghe lời cô khi cô nói với tôi kiểu đó đâu", người phụ nữ nói với Beckhom, khẩu trang để dưới cằm. "Cô phân biệt đối xử với tôi vì tôi là người ủng hộ Trump. *** Black Lives Matter".

"Tôi cần một cái ống hút", người khách yêu cầu.

"Của cô đây", cô lịch sự đưa cho khách.

"Cảm ơn", người khách nói. "Tôi cần thêm đường nữa. Đường thô, hai gói, làm ơn".

Khi Beckhom đưa đường cho khách, nhẹ nhàng nói: "Lần sau khi đến đây, tôi đề nghị cô hãy đeo khẩu trang lên".

"Không, chẳng có luật nào bắt đeo cả. Không có luật nào hết", người khách bắt đầu cao giọng.

"Mà tôi sẽ cho cô thấy chẳng có luật nào cả. Đây là trò lừa bịp", người khách hét lên và bỏ đi. "Tôi không cần phải đeo khẩu trang. Tôi sẽ không đeo khẩu trang. Đây là nước Mỹ và tôi không cần làm theo yêu cầu của cô".

"Mời cô đi cho, cảm ơn", Beckhom nói.

Người khách nữ giận dữ bước ra khỏi cửa hàng, rồi quay lại hét lên lần cuối "*** Black Lives Matter", Mạng sống người da đen đáng giá, phong trào chống bạo lực và phân biệt chủng tộc với người da den bắt nguồn từ Mỹ.


Beckhom cho hay ban đầu cô yêu cầu người phụ nữ đeo khẩu trang trong cửa hàng, người này đã tuân thủ nhưng sau đó lại kéo khẩu trang xuống và chửi bới.

"Tôi là người da đen ở Mỹ và từng đối mặt với những tình huống tương tự trước đây, vì vậy tôi có thể giữ bình tĩnh và nhã nhặn trong những tình huống như thế này bởi không muốn mất việc", Beckhom nói.

"Ngay cả Tổng thống cũng nhiễm nCoV, vì vậy tôi không hiểu nổi tại sao người ta lại dám chắc rằng khi tụ tập ở chỗ đông người lại không thể nhiễm bệnh".

https://vnexpress.net/

Hồng Hạnh (Theo NBC)

Con rất ngưỡng mộ với sự điềm tĩnh tuyệt vời của nhân viên phục vụ cà phê nữ trong tình huống khó khăn này. Qua đó cho con nhận thấy con còn phản ứng nhanh, dễ tức giận, bực mình trước những điều mình không hài lòng. Lời Chúa hôm nay mời gọi con dành thời gian trò chuyện, tâm sự với Chúa những gì đang xảy ra xung quanh con .Nhờ đó con kín múc sức mạnh cũng như sự soi sáng, hướng dẫn của Chúa để con có thể biết cách đối diện với những điều này.


"Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa."( Lc 6, 12)





Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Bé trai 12 tuổi tham gia thử nghiệm vaccine Covid-19

 Abhinav, 12 tuổi, là một trong những tình nguyện viên trẻ nhất tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 của hãng dược Pfizer.

Cậu bé lớp 7 tham gia dự án với hy vọng các liều tiêm, khi được phân phối rộng rãi, sẽ giúp ông bà mình tiếp tục đi du lịch Ấn Độ và học sinh được trở lại trường.

"Cháu nghĩ mọi người ở trường muốn quay về cuộc sống bình thường. Theo cháu, vaccine có thể ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Cháu chắc chắn sẽ khuyên những người khác tiêm chủng", cậu bé chia sẻ.

Khác với nhiều ngôi trường trên toàn cầu, nơi Abhinav theo học chỉ dạy trực tiếp. Các bàn học được đặt cách xa nhau với tấm chắn nhựa trong suốt ở giữa. "Chúng cháu đeo khẩu trang cả ngày. Điều đó thật kỳ lạ. Nếu có ai nói chuyện từ phía bên kia lớp học, cháu sẽ chẳng nghe được gì cả", cậu bé nói.

Abhinav biết mình chỉ có 50% cơ hội tiêm vaccine. Trong thử nghiệm giai đoạn cuối, các tình nguyện viên được chia thành hai nhóm. Một nửa nhận liều tiêm của Pfizer, còn lại dùng giả dược. Song cậu bé kỳ vọng mình được chủng ngừa thực sự, bởi tin rằng vaccine sẽ bảo vệ bản thân khỏi virus.



Đến nay, các tình nguyện viên trẻ nhất đã tiêm những mũi vaccine đầu tiên. Tất cả được theo dõi cẩn thận nhằm tìm ra tác dụng phụ hoặc biểu hiện bất thường.

Tiến sĩ Robert Frenck, người dẫn đầu thử nghiệm của Pfizer, cho biết nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Cincinnati đã chủng ngừa cho 100 thiếu niên từ 12 tuổi vào tuần trước. "Hiện chúng tôi đang tạm dừng để theo dõi phản ứng của các em với vaccine, đảm bảo mọi thứ an toàn nhất có thể", ông nói.

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm sưng tấy, mẩn đỏ, đau ở vùng tiêm, sốt hoặc nhức mỏi.

Cha của Abhinav, ông Sharat, đã suy nghĩ rất nhiều về sự an toàn của con trai. Khi được hỏi lý do đăng ký cho cậu bé làm tình nguyện viên, ông nói: "Chủ yếu, tôi nghĩ đến việc bảo vệ con mình. Quá trình này cũng giúp ích cho khoa học. Chúng tôi cảm thấy đó là việc nên làm".

Là một bác sĩ, ông Sharat đã tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, diễn ra hồi đầu năm nay. Ông tin rằng vaccine không chỉ an toàn, nó còn giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus.

"Tôi biết về tác dụng phụ của sản phẩm từ hãng dược AstraZeneca", ông nói. Thử nghiệm của hãng đã bị ngừng lại trong gần hai tháng tại Mỹ, sau khi một tình nguyện viên người Anh phát triển triệu chứng thần kinh. Dự án mới được nối lại thời gian gần đây.

Tiến sĩ Robert Frenck cho biết những lo ngại khi trẻ em tiêm thử vaccine là hoàn toàn hợp lý. Song ông cũng nhấn mạnh liều tiêm đã được thử nghiệm trên hàng chục nghìn người lớn.

"Chúng tôi có thể tiêm chủng cho trẻ em bởi trước đó, 30.000 người lớn đã đăng ký tham gia thử nghiệm. Chúng tôi có dữ liệu an toàn của tất cả họ", ông nói.

Theo Frenck, muốn kiểm soát đại dịch, tiêm vaccine cho trẻ em là rất cần thiết. Đây gần như là mấu chốt để ngăn chặn virus lây lan thầm lặng.



https://vnexpress.net/
Thục Linh (Theo CNN)

Điều gì khiến cậu bé dám liều, can đảm và mạo hiểm để tham gia thử ngiệm vaccine Covid-19 dù tuổi còn rất nhỏ, phải chăng đó là tình thương. Vì nếu kết quả trên cậu bé thành công thì mọi người sẽ được trở lại cuộc sống bình thường. Hôm nay Lời Chúa mời gọi chúng con trở thành những nhúm men nhỏ được trộn vào ba đấu bột đó là những anh chị em cùng sống, cùng học tập và làm việc với chúng con. Xin Chúa giúp chúng con trở thành men yêu thương để nối kết mọi người lại với nhau và ban cho chúng con đủ sức mạnh để chấp nhận giới hạn của mình và đón nhận anh chị em chúng con như họ là.



"Nước trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".( Lc 13,21)





Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Cô gái hơn 10 năm làm đôi chân cho bạn

 Sáng sớm tháng 10, trên con đường chạy xuyên qua rừng cao su có một chiếc xe máy chở theo hai cô gái đang hướng về phía TP Đồng Xoài. Những lúc chiếc xe ì ạch vượt con dốc cao, cô gái ngồi sau hơi lo lắng, đưa tay ôm chặt người phía trước. Lúc đó, người đi đường mới nhận ra phần thân dưới của cô gái không thể chủ động như bình thường.

Một số người mỉm cười khi nhận ra cô gái đang cầm lái là Hà Hồng Xuyến còn người ngồi sau là cô gái bị liệt nửa người từ hồi 5 tuổi Trần Thị Hồng Nhung. Hơn 10 năm nay, Xuyến trở thành "đôi chân" đưa bạn đi khắp nơi.

"Nếu không có Xuyến, chắc chắn bây giờ em vẫn còn là một cô bé khuyết tật không nghề nghiệp, không tương lai và là gánh nặng của gia đình", Hồng Nhung, 19 tuổi, ở thôn Phú An, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, chia sẻ.



Nhà Xuyến và Nhung chỉ cách nhau khoảng 10 phút đi xe nhưng phải đến khi đi học lớp 1, hai cô bé mới biết nhau. Ngày đó, dù mới chỉ là một cô bé 6 tuổi nhưng Xuyến cảm nhận được sự khác biệt của Nhung – cô bạn cùng lớp 1 được mẹ chở đến trường, bế vào lớp và chỉ ngồi một chỗ. Những ngày đầu, đám trẻ con háo hức khi có bạn mới, ùa ra sân khi nghe tiếng trống báo giờ ra chơi. Riêng Nhung chỉ ngồi một góc, rướn người ngó ra nhìn các bạn. Thấy vậy, Xuyến đến hỏi han rồi tự nguyện ngồi trong lớp chơi với bạn. Có hôm mẹ Nhung đến đón trễ, Xuyến cũng là người duy nhất ở lại trường đợi mẹ cùng bạn. "Dù có nhiều bạn cũng đến nói chuyện, nhưng chỉ có Xuyến là bạn ở cùng em nhiều nhất. Hết nói chuyện lại học bài chung", Nhung hồi tưởng.

Lên lớp 4, để được học máy chiếu, cả lớp phải di chuyển sang phòng khác ở cuối dãy. Những lúc như vậy, Xuyến mạnh dạn xung phong bế bạn đi. Nhưng được nửa đường thì mỏi, cô đặt Nhung ngồi lên lan can một lát rồi đi tiếp. Vậy là từ đó cho đến khi học cùng nhau ở cấp 2, Xuyến luôn là người bế bạn khi đổi phòng, xuống căn tin hay ra sân trường hóng mát. Ở trường, đôi bạn như hình với bóng, Xuyến trở thành đôi chân của Nhung.

Lên cấp 3, sức khỏe Nhung yếu hơn do thường bị lở loét ở phần mông và viêm bàng quang phải đi viện liên tục. Nhung thương mẹ vất vả cạo mủ cao su đến 2 – 3h sáng, lại còn phải lo hai đứa em nhỏ đi học nên quyết định nghỉ học. "Mẹ đã vất vả vì em 9 năm trời rồi, việc học cấp 3 hay lên đại học là điều gì đó rất mơ hồ", Nhung tâm sự.

Lúc bấy giờ, Xuyến đã nhập học cấp 3, nhưng chỉ được vài tháng lại quyết định nghỉ để đi học nghề. Một lần đến thăm Nhung, cô gái thấy bạn khóc rồi ôm chầm lấy mình như một đứa trẻ. Thương bạn, Xuyến quyết định sẽ đưa cô đi học nghề cùng mình. Cả hai mất mấy ngày ngồi tính toán, lựa nghề phù hợp với người bị liệt, đồng thời sau này có thể làm chung. Cuối cùng họ chọn học nghề trang điểm.

Tuy nhiên, để thuyết phục mẹ Nhung giao con gái cho Xuyến là điều khó khăn. Bà không muốn con gái phải bươn chải, sợ con ra ngoài bị ăn hiếp. Hơn nữa, bà thấy phiền cho Xuyến. "Tôi là mẹ, đi đâu cũng canh giờ để về cho con đi vệ sinh còn thấy cực nên không muốn cái Xuyến cực khổ vì bạn. Một tháng đầu tôi phải đưa đón con tới chỗ học để xem môi trường thế nào, khi thấy hai đứa nhất quyết đòi tự lo, tôi mới để con đi với bạn", bà Bùi Thị Thuận, 43 tuổi, mẹ của Nhung kể.

Kể từ đó, Xuyến nhận nhiệm vụ đưa đón Nhung đi đến chỗ học cách nhà cả hai khoảng 15 km mỗi ngày. Gần một năm sau, khi tay nghề đã khá, cả hai bắt đầu nhận khách rồi tự đi làm.

"Xuyến chưa bao giờ làm em ngã, lúc thấy mệt thì bạn sẽ đặt em xuống nghỉ một chút rồi đi tiếp. Chỉ có một lần hai đứa chờ thùng đồ trang điểm cồng kềnh, trời lại mưa nên tụi em ngã từ xe máy xuống nhưng may mắn không sao", Nhung kể lại.




Cơ thể không lành lặn nên Nhung rất tự ti, ngoài giờ đi học, đi làm cô ít khi đi đâu chơi, Xuyến lại đến bắt bạn ăn mặc đẹp rồi chở bạn đi trà sữa, mua sắm. "Thấy Xuyến bế em vào quán ăn, nhiều người không biết nói rằng em như vậy mà tha đi gì cho cực. Có người không biết em bị liệt, chỉ trỏ bảo sao lớn rồi còn để người khác bế. Lúc đó, Xuyến đáp trả lại ngay, bảo vệ em như một người chị", Nhung tâm sự.

Khoảng một năm nay, Nhung học được cách tự mình đi vệ sinh mà không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ hay Xuyến. Chủ động hơn trong sinh hoạt, Nhung tự tin đăng ký học thêm nghề phun xăm thẩm mỹ ở thành phố Đồng Xoài. Cô gái ở lại tiệm, tự lo liệu sinh hoạt và việc học nghề của mình. Xuyến đã chuyển nhà lên gần đó nhưng vẫn chở Nhung đi làm và về nhà khi cần.

https://vnexpress.net/

Diệp Phan

Thật cảm động với tấm gương rất đẹp và cao cả của bạn Hà Hồng Xuyến. Hôm nay Chúa đã dủ dủ lòng thương xót và chữa lành người phụ nữ bị quỷ ám mặc dù có nhiều sự căm tức và chống đối. Xin Chúa tỏ cho con cách thức con có thể mang lòng thương xót và tình yêu chữa lành của Chúa đến cho những người xung quanh con.




"Toàn thể đám đông thì vui mừng vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện".( Lc 13,17)






Bé gái 3 ngày tuổi bị bỏ rơi

 HÀ TĨNHAnh Nguyễn Thái Học và vợ đi qua cánh đồng gần nhà ở huyện Lộc Hà, phát hiện bé gái sơ sinh quấn trong chiếc chăn nhung.

Sự việc xảy ra lúc 3h ngày 22/10, tại bờ ruộng ở tổ dân phố Phú Xuân, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà. Thấy cháu bé khóc nhiều, toàn thân tím tái, vợ chồng anh Học đã đưa vào Trạm Y tế xã Thạch Kim kiểm tra.



Y tá xác định bé khoảng 3 ngày tuổi, nặng 3 kg, chưa cắt dây rốn, cơ thể không có dị tật. Sau khi được tắm rửa và chăm sóc, sức khỏe bé hiện ổn định. Lúc bị bỏ rơi bé không có giấy tờ tùy thân hay đồ vật kèm theo.

Ông Văn Thành Đô, Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà cho biết, bé gái được tạm giao cho một gia đình trên địa bàn chăm sóc. "Sau một tuần phát thông báo tìm người thân, nếu không có ai đến nhận, xã sẽ làm đăng ký khai sinh và thủ tục nhận con nuôi đối với những gia đình cần nuôi bé theo quy định", ông Đô nói.


https://vnexpress.net/

Đức Hùng

Thật đau lòng trước những vấn nạn của Xã Hội ngày nay, chỉ vì môt lí do nào đó mà người ta có thể bỏ rơi chính khúc ruột của mình. Nó thì khó để thực hiện Lời Chúa dạy chúng con hôm nay" Con phải yêu người thân cận như chính mình" vì ngay chính bản thân  chúng con, ngay chính đứa con ruột mà mình sinh ra không được yêu thương thì làm sao chúng con có thể yêu thương được người mà chúng con không quen biết, chúng con có ác cảm....Xin Chúa tiếp tục gia tăng lòng tin, cậy và mến cho chúng con. Xin lấp đầy tình yêu của Chúa cho chúng con để chúng con có thể yêu người khác như Chúa yêu chúng con.




"Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình" (Mt 22,39)




Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Tìm thấy thêm một thi thể ở thủy điện Rào Trăng 3

 THỪA THIÊN - HUẾLực lượng chức năng tìm thêm được một thi thể công nhân bị vùi lấp ở công trình thuỷ điện Rào Trăng 3, lúc 8h45 sáng 23/10.

Ông Nguyễn Đình Bách, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết cho biết thi thể nạn nhân đang được chuyển từ hiện trường ra ngoài bằng cano, theo đường hồ thuỷ điện Hương Điền (thị xã Hương Trà).

Đây là thi thể thứ ba trong số 17 công nhân bị mất tích do đất đá vùi lấp tại công trình thuỷ điện Rào Trăng 3 lúc 0h ngày 12/10. Thi thể sẽ được chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế để bảo quản, chờ người thân đến làm thủ tục nhận diện, sau đó đưa về quê mai táng.


Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đến nay đã có kết quả xét nghiệm ADN hai nạn nhân trước đó được tìm thấy tại thủy điện Rào Trăng 3, gồm một người ở tỉnh Quảng Trị và người khác ở tỉnh Đắk Nông.

Những ngày qua, các lực lượng đã tăng cường quân số và phương tiện cơ giới để tìm kiếm công nhân mất tích ở Rào Trăng 3. Dự kiến sáng 23/10, công binh hoàn thành việc khoan nổ phá tảng đá lớn khoảng 30 m3 án ngữ trên tuyến đường 71, đoạn giữa thủy điện Rào Trăng 4 và Rào Trăng 3. Chó nghiệp vụ của Quân khu 4 được đề nghị hỗ trợ tìm kiếm.


Khi tuyến đường 71 từ trung tâm xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) đến thủy điện Rào Trăng 3 thông xe, lực lượng chức năng sẽ đưa xe ben, xe múc, xe ủi vào hiện trường phục vụ tìm kiếm công nhân mất tích với phương châm thông đường đoạn nào cho xe qua đoạn đó.

Phương án tìm kiếm người mất tích tại hiện trường là đào từ trên xuống dưới; quá trình tìm kiếm phải luôn bám sát diễn biến thời tiết, đảm bảo an toàn cho các lực lượng tham gia.


https://vnexpress.net/

Võ Thạnh


Mỗi ngày lướt web, hướng đến anh chị em Tỉnh miền Trung, lòng con lại đau xót, thổn thức cho phận  người. Bên cạnh đó, con tự cật vấn và nhìn lại cuộc đời mình. Xin Chúa luôn biến đổi, cho con luôn nhận ra Ý Chúa, biết những gì là đúng đắn để con can đảm và thực thi ý Ngài


"Còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?" (Lc 12,56)






Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Cô đơn trong nỗi đau ung thư thời Covid-19

 MỸNhững cái ôm từ xa phòng ngừa lây nhiễm Covid-19, song không phải là điều Huster, một bệnh nhân ung thư vú, cần lúc này.

Karin Huster là điều phối viên thực địa của tổ chức Doctors Without Borders (Bác sĩ Không biên giới) đối phó Covid-19 ở Hong Kong và Detroit, Mỹ. Cô hiện quay về Seattle làm việc cho Cục Hỗ trợ Nhân đạo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), tình cờ phát hiện ung thư khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát.

Bác sĩ thông báo Huster mắc ung thư vú khi cả hai đang đeo khẩu trang, đứng cách nhau hai mét. Ánh mắt đầy thương cảm của bác sĩ nhìn Huster và nói lời xin lỗi. Bạn bè đến nhà thăm cũng cách khoảng xa, sự mất kết nối tình cảm do giãn cách khiến Huster ngày càng khó chịu đựng hơn. Đây là thời điểm cô rất cần sự kết nối thể xác, hơi ấm, tình người đơn giản, nhưng lại không có được. Chỉ có những khuôn mặt buồn, ở một khoảng cách an toàn, rồi nói "tôi rất xin lỗi".

Đau khổ, cô đơn, Huster nhớ lại đợt bùng phát dịch Ebola tàn khốc ở Tây Phi năm 2014, những hình ảnh đã cố gắng kìm nén giờ sống lại. Khi đó cô ở Port Loko, Sierra Leone, quản lý các đối tác y tế trong đơn vị điều trị Ebola. Huster lắng nghe tiếng than khóc đau đớn của các bệnh nhân Ebola khi một mình trên giường bệnh, không một ai bên cạnh để an ủi.

Rồi Huster nhớ đến những đứa trẻ ốm yếu, sợ hãi và cô đơn, những người mà cô đã ôm và hát cho chúng nghe khi đang mặc bộ đồ bảo hộ dịch Ebola, khó chịu, và giọng nghẹt lại bởi khẩu trang.

Huster nhớ quãng thời gian chăm sóc giảm nhẹ lúc nửa đêm cho những người bệnh nặng. Khi ấy cô nắm tay, nói lời động viên, đưa thuốc giảm đau hoặc đơn gian là ở bên những bệnh nhân ốm yếu sắp đến gần cánh cửa thế giới bên kia, chỉ để họ không đơn độc.

Và rồi, tâm trí đưa Huster về nhà dưỡng lão của Detroit cùng những con người ốm yếu bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Mùa hè vừa qua, cô cùng tổ chức Doctors Without Borders đã trợ cấp y tế nơi đây. Khi dịch bùng phát không thể kiểm soát, địa phương đóng cửa hạn chế du khách, người dân đối mặt với nguy hiểm bệnh tật và sự quạnh hiu.


Huster đã làm việc ở tổ chức Doctors Without Borders 6 năm, với nhiều trải nghiệm khó khăn, đau lòng. Nơi làm việc của cô không hề dễ dàng, đó là các vùng chiến sự, là các quốc gia có ít hoặc không có hệ thống chăm sóc sức khỏe. Cô cùng đồng nghiệp ứng phó với khủng hoảng tị nạn, thiên tai và dịch bệnh.

Huster đã quen với nguy hiểm, quen với giấc ngủ cùng nỗi lo bị nhiễm Ebola hoặc tấn công bởi một nhóm vũ trang. Nhưng điều cô không bao giờ quen và chấp nhận đó là sự cô độc. Sự cô độc ở đơn vị điều trị Ebola tại Tây Phi và rồi lặp lại với Congo năm 2018. Nỗi buồn của gia đình và bạn bè, những người cảm thấy bản thân đang bỏ rơi những người thân yêu. Sự cô đơn khi chết một mình. Những thông báo cái chết qua mạng Zoom ở bệnh viện NewYork, y tá cầm iPad và con người nói lời tạm biệt.

Ngay cả trong chiến tranh, con người cũng không phải đối mặt với cô độc. Thế nhưng sự lây lan của Covid-19 và Ebola đã khiến con người sợ hãi. Khi chúng ta cần nhau nhất, kết nối xã hội lại bị cấm.

Tại Sierra Leone, đội lâm sàng của Huster đã ứng cứu hỗ trợ chăm sóc ban đầu, đặc biệt bệnh nhân nguy kịch không thể hồi phục, luôn có người bên cạnh những lúc khó khăn nhất.

Theo thời gian, các tổ chức chăm sóc bệnh nhân Ebola cải thiện, bệnh nhân có thể ở gần với người thân hơn. Các khu vực thăm khám cho gia đình đã được lắp đặt ở một khoảng cách an toàn ngay tại phòng bệnh, các cửa kính lớn được dựng. CUBE, một phòng cách ly khép kín với những bức tường trong suốt cho phép các gia đình ở ngay bên cạnh những người thân bị bệnh.

"Chúng tôi đã tìm cách và tạo sự khác biệt lớn", Huster kể.

Vậy tại sao chúng ta mắc sai lầm trong ứng phó Covid-19 ở các nước giàu đến mức không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người, phải ở một mình trong những lúc ốm đau?

Từ những bài học các đợt bùng phát trong quá khứ, các chuyên gia quốc tế hướng dẫn, cùng với kinh nghiệm của các quốc gia đã xảy ra dịch Covid-19 trước đó, tổ chức của Huster biết phải làm gì để bảo vệ bản thân, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tình trạng quá tải của các bệnh viện.

"Chúng tôi biết mình sẽ phải chuẩn bị và đề phòng những gì để có thể ôm hay nắm tay một cách an toàn, con người được bên nhau an toàn" Huster nói.

Huster đang ở quê nhà Seattle, là một bệnh nhân và chờ đợi một mình ngày được đưa vào phòng phẫu thuật. Huster đau buồn vì thiếu kết nối, hơn bao giờ hết cô cần sự gần gũi. Đó là một cái chạm, cái ôm, cái nắm tay. Đó là cảm giác an tâm khi có người ở cạnh.

Huster nhắn gửi mọi người hãy đeo khẩu trang, rửa tay, thực hành cách xa an toàn. Hãy thực hành trách nhiệm để chúng ta có thể một lần nữa có được tình người, giúp các bệnh nhân mạnh mẽ hơn và có thể vượt qua bão tố.

" Hãy làm phần việc của bạn để cuối cùng chúng ta có thể trở lại bình thường", Huster nói.

https://vnexpress.net/

Nguyễn Ngọc (Theo NPR)


Lạy Chúa biết bao nhiêu người đang còn cảm thấy cô đơn, nỗi buồn nhớ người thân, bạn bè... trong các thiên tai, đại dịch như hiện nay. Bên cạnh đó cũng còn biết bao người khó để thông cảm, tha thứ, đón nhận vì những xung đột xảy ra trong gia đình, Xã hội... Lời Chúa mời gọi con hãy để cho ngọn lửa Tình yêu của Chúa đốt cháy và biến đổi con để con không khao khát ước mong gì khác ngoài một mình Chúa mà thôi.




“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!" (Lc 12,49)






CHƯA HỀ CÓ AI NÓI NĂNG NHƯ NGƯỜI ẤY

  Ông  Ni-cô- đê -mô nói với họ:  “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?     (G...