Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Người dân bất ngờ khi thủy điện xả lũ đúng quy trình

 Ông Hoàng Đức Thắng - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, nhân định trong số các nguyên nhân của việc sụt lở, ngập lụt kéo dài ở miền Trung thời gian qua "chắc chắn là do chúng ta đã mất quá nhiều rừng tự nhiên làm lá chắn".

Theo ông, trong hơn 20 năm qua, các dự án thủy điện nhỏ ồ ạt xây dựng với quy mô khác nhau; cùng với đó, nhu cầu mưu sinh của người dân và nhu cầu phát triển hạ tầng khiến nhiều ha rừng đầu nguồn mất đi. Chỉ tiêu phấn đấu về độ che phủ rừng hàng năm đều tăng, nhưng không nói được nhiều về chất lượng, khả năng giữ đất, giữ nước, chắn giữ thiên tai khi rừng tự nhiên, rừng phòng hộ bị thu hẹp.

Ông Thắng nói phần lớn vụ lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở nơi đồi núi trọc, rừng nghèo, tỷ lệ rừng tự nhiên thấp. "Thủy điện có thể không làm ra lũ nhưng thủy điện làm mất rừng", ông Thắng nhận định và đề nghị Chính phủ phải kiên quyết chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng rừng cũng như việc phát triển các dự án thủy điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Qua đó, các cơ quan chức năng có giải pháp căn cơ và lâu dài về môi trường, tăng cường khả năng chống chịu mưa bão, lũ lụt.

Đại biểu tỉnh Quảng Trị đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát tối cao để có các quyết sách mạnh mẽ, kiên quyết dừng, loại bỏ các dự án, công trình không hiệu quả, không bảo đảm an toàn và ảnh hướng đến rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên.


Ngoài ra, ông Thắng đề xuất Chính phủ nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp, đầu tư hạ tầng, thiết bị hiện đại, bảo đảm nguồn nhân lực huy động cho các tình huống khẩn cấp. "Mỗi hành động kiên quyết, mạnh mẽ hôm nay dẫu phải hi sinh một phần kinh tế trước mắt, nhưng chắc chắn sẽ giữ lại sự sống an toàn, cuộc sống mưu sinh cho hàng triệu người dân miền núi và vùng hạ du, không có thảm cảnh mỗi mùa mưa bão đến", ông Thắng nhấn mạnh.

Giải trình ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha.

"Đây là sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, bởi vì năm 1990 Việt Nam chỉ có 9 triệu ha rừng, lúc đó hệ số che phủ chỉ 27%", ông Cường nói và cho biết, trong vòng 30 năm Việt Nam với GDP thấp nhưng đến nay đã nâng hệ số che phủ rừng gần 42%, trong khi thế giới bình quân chỉ 29%


Tin tưởng với truyền thống nhân ái, Việt Nam có nhiều người đầy lòng trắc ẩn như vợ chồng Công Vinh và Thủy Tiên, nhưng ông Hiếu lo ngại bão lụt sẽ còn xảy ra. Việt Nam không thể dùng lòng tốt khắc phục hậu quả từ năm nay sang năm khác, mà cần phải có chiến lược lâu dài giảm hậu quả nặng nề của bão lụt.

"Chiến lược đó phải được bàn bạc ở cấp quốc gia với sự tham gia của chuyên gia nhiều lĩnh vực, từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn dòng sông đổ vào Việt Nam, hạn chế họ xây các đập thủy điện mới hoặc vận hành các đập thủy điện đã có. Hoặc những vấn đề cụ thể như cập nhật bản đồ sạt lở ở các địa phương, xây nhà chống lũ; đầu tư hệ thống cảnh bão lũ sớm, trang thiết bị cứu hộ, xây khu tập trung người dân khi có bão lũ.

https://vnexpress.net/

Hoàng Thùy - Viết Tuân - Minh Sơn


Dù lớn hay bé ai cũng có nhiệm vụ và bổn phận theo vai trò của mình. Xin Chúa giúp con quãng đại cho đi trong sự phục vụ yêu thương cho chúa và cho tha nhân như chính Chúa đã hy sinh thân mình vì con.


"Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.”(Lc 17,10)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CHƯA HỀ CÓ AI NÓI NĂNG NHƯ NGƯỜI ẤY

  Ông  Ni-cô- đê -mô nói với họ:  “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?     (G...